Mang thai là giai đoạn đòi hỏi mẹ bầu phải chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là chế độ ăn uống khi mang thai của mẹ bầu. Một số thực phẩm dù bổ dưỡng với người bình thường nhưng có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Trong bài viết này, hãy củng Matilia tìm hiểu những điều cần tránh trong chế độ ăn uống khi mang thai, từ các loại thực phẩm, cách chế biến cho đến thói quen dinh dưỡng không lành mạnh.
Tại sao chế độ ăn uống khi mang thai quan trọng?
Chế độ ăn uống khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé. Đây là giai đoạn cơ thể cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo:
- Phát triển cơ thể và não bộ của thai nhi: Những chất dinh dưỡng như protein, axit folic, và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các cơ quan và hệ thần kinh của trẻ.
- Bảo vệ sức khỏe của mẹ: Chế độ ăn uống khi mang thai hợp lý giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, và thiếu máu.
- Giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ: Một số thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.
Việc tránh các thực phẩm nguy hiểm là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để bảo vệ cả mẹ và bé.
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai
Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân
Một số loại cá biển như cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương, cá thu lớn thường có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Khi ăn nhiều các loại hải sản này, thủy ngân sẽ tích lũy trong cơ thể người mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Thủy ngân có thể gây hại đến hệ thần kinh và não bộ của thai nhi, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và hành vi sau này.
Thay vào đó, mẹ bầu có thể thay thế bằng các loại cá có hàm lượng thủy ngân an toàn như: cá hồi, cá cơm, cá mòi, hoặc cá basa… đây là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B12, kẽm, ngoài ra còn giàu axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ. Hạn chế tiêu thụ hải sản xuống dưới 340g mỗi tuần (tương đương 2 bữa ăn).
Thực phẩm chưa được nấu chín hoặc tái sống
Nếu mẹ bầu sử dụng các loại thịt sống, cá sống (sushi), trứng lòng đào hoặc các món tái trong chế độ ăn uống khi mang thai sẽ có nguy cơ cao sẩy thai vì chúng chứa vi khuẩn nguy hiểm như Listeria, Toxoplasma, hoặc Salmonella. Những vi khuẩn này có thể gây sẩy thai, nhiễm trùng hoặc tổn thương nghiêm trọng cho thai nhi.
Các loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín. Vì vậy, bà bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín. Đảm bảo thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu 75°C. Tránh sử dụng các món ăn như sashimi, steak tái, hoặc trứng sống.
Các loại thực phẩm chứa caffeine
Caffeine là chất kích thích có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và hệ thần kinh của thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống khi mang thai nạp lượng caffeine cao có thể dẫn đến sẩy thai hoặc thai chậm phát triển trong tử cung.
Hạn chế tiêu thụ caffeine dưới 200mg mỗi ngày (khoảng một tách cà phê nhỏ). Thay thế bằng nước ép trái cây, trà thảo mộc không chứa caffeine.
Thực phẩm chế biến sẵn và nhiều muối
Các loại thịt chế biến sẵn như: thịt nguội, xúc xích, giăm bông… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này không gây hại đối với người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm với các bà bầu, có thể gây sảy thai. Bên cạnh đó các loại thực phẩm như: khoai tây chiên hoặc các món đóng hộp thường chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và chất bảo quản. Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, phù nề, và tiền sản giật.
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm tươi, tự chế biến tại nhà trong chế độ ăn uống khi mang thai. Giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 5g/ngày (theo khuyến cáo của WHO).
Đồ uống có cồn
Rượu và bia là nguyên nhân hàng đầu gây nên hội chứng rượu bào thai (Fetal Alcohol Syndrome), ảnh hưởng đến trí tuệ, hành vi và thể chất của trẻ.
Tuyệt đối tránh mọi loại đồ uống có cồn trong chế độ ăn uống khi mang thai.
Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
Sữa là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D và Canxi giúp bé phát triển hệ xương và răng chắc khỏe. Tuy nhiên, các sản phẩm như sữa tươi chưa qua tiệt trùng, phô mai mềm (như brie, camembert) có thể chứa vi khuẩn Listeria, gây nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến xảy thai.
Vì vậy, trước khi bổ sung các sản phẩm từ sữa cho chế độ ăn uống khi mang thai, bà bầu cần kiểm tra thành phần có trên nhãn sữa, pho mát. Đồng thời chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.
Nên bổ sung thêm sữa bầu để giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể mà chế độ ăn uống khi mang thai không cung cấp đủ.
Sữa bầu Matilia là một sản phẩm nổi bật đến từ Pháp, được thiết kế đặc biệt dành riêng cho phụ nữ mang thai với mục tiêu cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Đây là sản phẩm được nhiều mẹ bầu tin tưởng dạo gần đây nhờ công thức dinh dưỡng tối ưu, tiện lợi và hương vị thơm ngon, dễ uống.
Rau quả chưa rửa sạch
Rau quả không rửa sạch có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như Toxoplasma, Salmonella, E.coli… có nguy cơ gây ngộ độc, tổn hại đến sức khỏe thai nhi. Việc trụng sơ rau sống ở nhiệt độ thấp cũng không tiêu diệt được hết các vi khuẩn này. Do đó, khi mang thai các bà bầu nên hạn chế ăn các loại rau sống.
Rửa sạch rau củ dưới vòi nước chảy trước khi sử dụng. Ngâm rau quả trong nước muối loãng để loại bỏ hóa chất hoặc ký sinh trùng. Nấu chín các loại rau trước khi ăn.
Gan động vật
Gan động vật là thực phẩm rất giàu sắt và vitamin A. Tuy nhiên, vitamin A cũng đã được hấp thụ từ các viên thuốc bổ sung, trái cây, rau quả,… trong quá trình mang thai. Do đó, nếu bà bầu ăn quá nhiều gan động vật, lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây dị dạng thai nhi. Đồng thời, gan là nơi giải độc và là kho chứa chất độc trong cơ thể động vật. Vì vậy, các mẹ khi ăn phải các chất độc này cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Rau ngót
Rau ngót là loại rau giàu vitamin, sắt và chất xơ, có tính mát thường có mặt trong món canh hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, rau ngót chứa thành phần Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu ăn nhiều rau này, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sảy thai do cổ tử cung co thắt.
Măng tươi
Măng tươi chứa nhiều chất xơ có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng và làm giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong măng tươi cũng có chứa cyanide là một chất rất nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể bị ngộ độc. Mẹ bầu có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, nếu muốn ăn măng tươi, các mẹ nên luộc kĩ măng nhiều lần và rửa đi rửa lại thật nhiều lần với nước. Lưu ý: nên mở nắp nồi khi luộc để cho khí Xyanua bay hết.
Một số loại trái cây
Trái cây là loại thực phẩm giàu vitamin, cần bổ sung trong chế độ ăn uống khi mang thai. Tuy nhiên, các loại trái cây như: đu đủ xanh, trái thơm hay nhãn đều là những loại trái cây có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Đu đủ xanh có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động, có thể gây sảy thai. Trái thơm chứa nhiều vitamin C, đồng thời loại quả này cũng chứa chất làm tử cung co bóp gây nguy cơ sẩy thai ở mẹ bầu.
Ngoài ra, Nhãn chứa nhiều glucose. Bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bị táo bón và nổi mụn. Cho nên, để tránh làm tăng lượng đường huyết tăng trong cơ thể, các mẹ không nên ăn quá nhiều loại trái cây này.
Những thói quen ăn uống không tốt cần tránh
Ăn quá nhiều trong một bữa: Dễ gây khó tiêu, tăng cân không kiểm soát và áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Bỏ bữa sáng: Làm giảm năng lượng cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
- Ăn đêm quá muộn: Gây thừa cân, khó ngủ và nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Không kiểm soát khẩu phần ăn: Ăn uống tự do mà không theo kế hoạch dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Lời khuyên để duy trì chế độ ăn uống an toàn
- Lựa chọn thực phẩm cân đối: Đảm bảo đầy đủ protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh.
- Chia nhỏ bữa ăn: 5- 6 bữa nhỏ mỗi ngày giúp mẹ bầu duy trì năng lượng và giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.
- Đọc kỹ nhãn thực phẩm: Kiểm tra thông tin dinh dưỡng và nguồn gốc sản phẩm trước khi sử dụng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Luôn hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
- Tăng cường uống nước: Đảm bảo uống ít nhất 2- 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm nguy cơ táo bón.
Kết luận
Mang thai là hành trình quan trọng, và chế độ ăn uống khi mang thai đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc tránh các thực phẩm và thói quen ăn uống không tốt giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, đồng thời tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển toàn diện của bé.
Hãy nhớ, không chỉ ăn để no mà còn phải ăn để khỏe. Lựa chọn thực phẩm thông minh chính là cách đơn giản nhất để yêu thương bản thân và bé yêu.