Mang thai lần đầu luôn là điều hạnh phúc và đầy tự hào của mỗi gia đình nhỏ, nhất là đối với một người mẹ. Vì vậy, mang thai lần đầu nên biết và chuẩn bị gì cho bản thân nhằm giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Bài viết bên dưới đây, SD – Matilia sẽ chia sẻ 10 điều các bà mẹ cần biết khi mang thai lần đầu và giúp mẹ hiểu hơn về từng giai đoạn của thai kỳ.
Lịch khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là một việc không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai của người mẹ. Điều này được diễn ra hằng tuần, nhằm giúp gia đình (bố & mẹ) biết được tình hình của thai nhi đang phát triển như thế nào. Đồng thời, phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để bác sĩ và gia đình đưa ra được hướng giải quyết kịp thời.
Bên cạnh đó, thai kỳ sau mỗi tuần có xu hướng phát triển rất nhanh đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ. Chính vì vậy, lịch khám định kỳ theo tuần sẽ giúp các bà mẹ dễ dàng ghi nhớ và giúp các bác sĩ theo dõi một cách sát sao nhất. Trong quá trình khám định kỳ, mẹ bầu sẽ được siêu âm, xét nghiệm và theo dõi kỹ lưỡng trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Các mốc thời gian khám thai mà các mẹ bầu lần đầu mang thai cần ghi nhớ bao gồm: tuần 11 – 13, tuần 21 – 24, tuần 30 – 32. Đây là các tuần rất quan trọng đối với thai kỳ nhằm giúp bác sĩ theo dõi được sức khỏe của mẹ và bé có sự tiến triển không.
Dưới đây là các lý giải về các mốc thời gian quan trọng mà các bà mẹ cần đọc thật kỹ.
Khám thai định kỳ tuần 11 – 13
Ở đợt khám định kỳ này mẹ bầu sẽ được xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn và từ đó giúp bác sĩ đánh giá được thai nhi có mắc hội chứng của bệnh Down và một số dị tật nhiễm sắc thể khác hay không. Trong quá trình khám, nếu mẹ dương tính với các loại bệnh trên mẹ sẽ được xét nghiệm chẩn đoán bằng cách chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau (CVS).
Khám thai định kỳ tuần 21 – 24
Ở tuần khám định kỳ 21 – 24 sẽ là lần siêu âm quan trọng nhất trong giai đoạn mang thai, giúp đánh giá chi tiết “hình thái” và cấu trúc của thai nhi. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận của thai nhi bao gồm: Đầu, mặt, não, tim, phổi, gan, thận, cột sống, tay, chân,… Để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nhằm đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Khám thai định kỳ tuần 30 – 32
Ở giai đoạn khám định quan trọng lần 3, phổi của thai nhi đã được phát triển và hình thành. Vì vậy, việc siêu âm phổi thêm một lần nữa sẽ giúp các bác sĩ dự đoán khả năng hô hấp của bé sau khi sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại dây rốn, vị trí của nhau thai để đánh giá nguy cơ xảy ra các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ đo các chỉ số của thai nhi như: Vòng đầu, vòng bụng, chiều dài của xương nhằm đánh sự phát triển của thai nhi có phù hợp với tuổi của thai ở thời điểm hiện tại hay không.
Cần tham các lớp học tiền sản
Các lớp học tiền sản sẽ đem lại cho các bà mẹ nhiều kiến thức và lợi ích về thai kỳ. Từ đó, giúp cho các bà mẹ chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ của mình. Trong mỗi lớp tiền sản các bà mẹ sẽ được học về lý thuyết và trao đổi các kiến thức quan trọng trong suốt quá trình làm mẹ của mình.
Lớp học tiền sản sẽ được chia ra thành 3 lớp: Lớp học dành cho các bà mẹ chuẩn bị mang thai, lớp học dành cho những bà mẹ mang thai từ 1 – 6 tháng và lớp học từ 7 – 9 tháng.
Ngoài ra, các bà mẹ còn được học về những kỹ năng chăm sóc bản thân và thai nhi. Một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc em bé sau sinh như: Thay tã, cho bé bú đúng cách, cách nhận biết sức khỏe và bệnh tình của trẻ,…
Đồng thời, điều quan trọng nhất trong lớp học tiền sản là sẽ giúp cho các mẹ tránh được nỗi lo về stress khi được tiếp xúc với cộng đồng, với các mẹ bầu khác. Nhằm thấu hiểu, hỗ trợ và động viên nhau trong quá trình mang thai.
Tiêm phòng trước khi mang thai lần đầu
Tiêm phòng trước khi mang thai lần đầu là việc cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Bởi đây sẽ là biện pháp giúp cho thai nhi tránh được những loại bệnh truyền nhiễm không mong muốn, cũng như tạo điều kiện cho thai kỳ được khỏe mạnh.
Dưới đây là 9 loại vaccine mà các bà mẹ cần tiêm phòng để giúp bản thân và thai nhi được khỏe mạnh:
STT | Tên vắc xin | Phòng bệnh | Thời điểm tiêm | Lưu ý |
1 | Influvac Tetra/ Vaxigrip Tetra | Cúm | Trước khi có thai 1 tháng | Phụ nữ có thể tiêm cúm trước khi mang thai hoặc 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. |
2 | MMR II/MMRI/Priorix | Sởi – Quai bị – Rubella | Trước khi có thai 3 tháng | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
3 | Varivax/ Varilrix/ Varicella | Thủy đậu | Trước khi có thai 3 tháng | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
4 | Adacel | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | Tiêm 1 mũi duy nhất. 10 năm nhắc lại 1 lần. | Vắc xin Boostrix tiêm cho mẹ bầu tốt nhất ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. |
5 | Engerix B | Viêm gan B | Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm, trước khi có thai 7 tháng. Mũi 2: cách mũi 1 một tháng. Mũi 3: cách mũi 1 sáu tháng. Cần xét nghiệm trước khi tiêm Twinrix: Viêm gan A+B |
– |
6 | VAT | Uốn ván | 1. Người chưa tiêm/ không rõ tiền sử tiêm/ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 5 mũi 2. Người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 3 mũi. 3. Người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: Tiêm 2 mũi. |
– |
7 | Gardasil/ Gardasil 9 | UTCTC và các bệnh do HPV | Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
8 | Prevenar-13 | Các bệnh do phế cầu khuẩn | Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
9 | Menactra | Viêm màng não mô cầu A,C,Y,W | Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. Mẹ bầu có nguy cơ cao (trong vùng dịch) có thể tiêm Menactra. | – |
Chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hợp lý và đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà còn quyết định sự phát triển toàn diện của em bé sau khi sinh.
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà mẹ bầu nên dùng và nên tránh trong suốt quá trình mang thai và cho con bú:
Thực phẩm nên dùng
- Tinh bột: Ngũ cốc, các loại hạt, gạo, bánh mì (Nên bổ sung kèm với các loại thịt, cá, trứng, sữa,…).
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa,..
- Rau xanh: Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây và đặc biệt là những loại rau giúp mẹ có nhiều sữa trong quá trình cho con bú.
- Chất béo: Sử dụng các loại chất béo từ dầu thực vật, mỡ động vật hoặc các loại dầu Organic để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
- Vitamin: Mẹ cần bổ sung các vitamin quan trọng trong quá trình mang thai như: Folic, Vitamin (A, C, D), Canxi, Sắt, Magie,…
- Uống nước: Sau quá trình sinh con, mẹ cần rất nhiều nước trong cơ thể để sản xuất sữa. Chính vì vậy, mẹ nên giữ được thói quen uống nước 2 -3 lít/ ngày để giúp cơ thể được thanh lọc và hỗ trợ tốt trong quá trình sản xuất sữa.
Thực phẩm nên tránh
- Chất kích thích: Trong quá trình mang thai và cho con bú mẹ không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Bởi đây là những chất gây hại và giảm sự phát triển não bộ của bé.
- Thực phẩm làm nóng trong người: Tránh những thực phẩm cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu,… Vì đây là những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể và đường tiêu hóa của mẹ.
- Cá biển: Tránh ăn những loại cá có khả năng nhiễm thủy ngân cao như: Cá thu, cá ngừ
- Thực phẩm tái (gần chính): Không nên dùng những thực phẩm tái (chưa chín), bởi những loại thực phẩm này sẽ không tốt cho thai nhi. Chẳng hạn như: bò tái, tôm sống, cá sống,…
- Thực phẩm không sạch: Nên sử dụng những loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tránh trường hợp đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…
- Thực phẩm làm co thắt tử cung: Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có khả năng kích thích co thắt tử cung, như là một số loại thảo dược và gia vị mạnh, để giảm nguy cơ sinh non và bảo đảm sự an toàn cho thai kỳ.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần kiêng
Thời gian sinh: Ngày sinh thực tế có thể sớm, muộn hơn ngày dự sinh
Thời gian dự sinh, là mốc thời gian để gia đình (cha & mẹ) có thể chuẩn bị trước những thứ cần thiết trong quá trình sinh nở. Thông thường ngày dự sinh sẽ được tính dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và độ dài trung bình của một thai kỳ rơi vào khoảng (40 tuần).
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nhận định và ước tính, sẽ không có ngày sinh nở cụ thể nhất định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 80% em bé ra đời sớm hơn hoặc trễ hơn so với dự kiến
Ngoài ra, việc sinh non có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa và phát triển của trẻ. Sinh muộn hoặc quá ngày dự sinh có thể gây ra tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng cho bé, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Những loại vitamin cần thiết cho mẹ
Trước, trong và sau thai kỳ những loại vitamin là vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ. Hiện nay. trên thị trường có nhiều loại vitamin khác nhau thường nằm nhiều trong những loại thực phẩm bổ sung chức năng và những loại thực phẩm này đã càng ngày trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng các bà mẹ có nạp những loại vitamin từ thực phẩm bổ sung đến đâu, thì cũng sẽ không bằng các loại vitamin đến từ khoáng chất và các loại thực phẩm ăn uống hằng ngày được.
Dưới đây là một số loại vitamin quan trọng cho mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú:
Hỗ trợ quá trình tạo máu
- Sắt: Là thành phần chính của hemoglobin, một protein ở dạng hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Trong quá trình mang thai nhu cầu được bổ sung sắt rất cao, bởi không chỉ riêng mẹ mà bé cũng cần có oxy. Chính vì thế, nếu thiếu Sắt mẹ sẽ thường có dấu hiệu choáng, xây xẩm.
- Vitamin B12 và Folate: Cùng với Sắt và B12, Folate cũng là vitamin quan trọng giúp cho máu trong cơ thể được lưu thông. Thiếu các vitamin này có thể gây ra tình trạng thiếu máu cho mẹ, tăng nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân.
Củng cố hệ miễn dịch
- Vitamin C: Giúp cơ thể của mẹ tăng cường hệ miễn dịch và tránh các bệnh về nhiễm trùng.
- Vitamin D: Có chức năng giúp hấp thụ canxi, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé. Ngoài ra, Vitamin D còn có công dụng giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Omega 3: Giúp giảm huyết áp, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Vitamin E: Là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Xem thêm: 11 Loại vitamin mẹ cần bổ sung trong giai đoạn mang thai
Những rủi ro về sức khỏe khi mang thai
Trong quá trình mang thai, mẹ cũng nên lưu ý một số rủi ro có thể mắc phải và dưới đây là một trong những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé:
- Tuổi tác : Mang thai quá trẻ hoặc quá già có thể tăng nguy cơ biến chứng.
- Sức khỏe: Các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, tuyến giáp,… có thể gây ra nhiều vấn đề trong thai kỳ.
- Thuốc men: Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi.
- Lối sống: Hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, béo phì, dinh dưỡng kém đều là những yếu tố nguy hiểm.
- Các vấn đề về sinh sản: Đa nang buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa,… có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và duy trì thai kỳ.
Xem thêm: Mẹ bị “tiểu đường thai kỳ” có nên uống sữa bầu không?
Những điều cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Nhờ hàm lượng DHA, ARA và các dưỡng chất quý giá khác, sữa mẹ giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, phát triển ngôn ngữ và bảo vệ não bộ một cách toàn diện.
Đầu tiên, sữa mẹ là một thức uống dễ tiêu hóa và hấp thụ đối với trẻ. Trong sữa mẹ lượng đạm (protein) rất ít nên sẽ phù hợp với chức năng đào thải của thận (ở giai đoạn này, thận của bé chưa hoàn thành).
Lipid (chất béo) ở trong sữa mẹ sẽ đạt ở mức từ 50 – 70% tùy vào chất dinh dưỡng mà mẹ bổ sung vào cơ thể trong suốt quá trình cho con bú. Các thành phần acid béo không no sẽ nhiều hơn acid béo không no. Vì thế, sữa mẹ sẽ giúp cho bé hấp thu được các dưỡng chất và hình thành não bộ, võng mạc & làm vững các mạch máu.
Carbohydrate (glucid và đường) trong sữa mẹ sẽ có nhiều hơn sữa bò và cung cấp năng lượng cần thiết cho bé. Trong đó, 85% là lactose tăng cường hấp thụ calci và 15% oligosaccharid hỗ trợ phát triển lợi khuẩn cho trẻ.
Ngoài các dưỡng chất trong sữa mẹ trên, sữa mẹ còn có những chất khác giúp cơ thể của bé chống lại quá trình oxy hóa như: Vitamin (A, B1, B2, C,…) và các khoáng chất khác.
Những hoạt động mẹ bầu nên tránh trong quá trình mang thai
Tránh vận động mạnh
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần nên tránh vận động mạnh, tập thể dục quá sức, nâng những vật nặng. Bởi những hoạt đồng này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.Vì vậy, mẹ chỉ nên có những bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng để giúp cơ thể giảm mệt mỏi và căng thẳng.

Lưu ý, mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng khoảng 30 phút để giúp cơ thể khỏe mạnh, máu huyết được lưu thông.
Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: Thủy ngân, chì, formaldehyde,… trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi, bao gồm: dị tật bẩm sinh, suy giảm trí tuệ, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở trẻ nhỏ.
Những chất này có thể dễ dàng đi qua nhau thai và gây tổn thương các tế bào đang phát triển của thai nhi. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại này.
Tránh quan hệ tình dục
Việc quan hệ tình dục trong quá trình mang thai cần được cân nhắc kỹ lưỡng và có sự tư vấn từ bác sĩ. Trong một số trường hợp như: Nhau tiền đạo, hở eo tử cung hoặc có tiền sử sinh non, bác sĩ có thể khuyến cáo (bố & mẹ) nên hạn chế hoặc tránh quan hệ.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các bà bầu khỏe mạnh, quan hệ tình dục nhẹ nhàng có thể mang lại nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, (bố & mẹ) nên lựa chọn tư thế phù hợp và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Trên đây. là 10 điều cần biết khi mang thai lần đầu để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp cho các mẹ bà hiểu được rằng mang thai lần đầu sẽ cần chuẩn bị những gì. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo qua nguồn dinh dưỡng từ sữa, đặc biệt là sữa bầu của SD – Matilia để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé trong suốt quá trình thai kỳ nhé!