Sau khi sinh, nhất là đối với sinh mổ, các mẹ thường gặp tình trạng thiếu sữa nuôi con, nhiều bà mẹ lần đầu gặp phải vấn đề này thường khá bối rối và không biết xử lý như thế nào. Dưới đây là một số cách xử lý khi mẹ bị thiếu sữa sau sinh, các mẹ nên lưu lại ngay.
Mẹ thiếu sữa sau sinh là gì?
Hiện tượng mẹ thiếu sữa sau sinh là hiện tượng thường gặp đối với các bà mẹ sinh con lần đầu, tuyến sữa không sản sinh ra sữa hoặc sản sinh ra ít sữa dẫn đến tình trạng thiếu sữa cho bé bú gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

Thiếu sữa không gây ra tình trạng đau đớn cho người mẹ nhưng ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình phát triển của trẻ nên cần tìm hướng khắc phục sớm nhất có thể.
Cần làm gì khi mẹ thiếu sữa sau sinh?
Sau khi sinh người mẹ cần cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến khi bé được 24 tháng tuổi. Sữa mẹ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đầy đủ và phù hợp với sự phát triển của bé.
Khi mẹ thiếu sữa, có hai cách để nhanh chóng để bù đắp phần sữa thiếu hụt cho bé dưới đây:
Bú nhờ
Các mẹ thiếu sữa sau sinh có thể cho bé bú nhờ người khác, tại các bệnh viện phụ sản lớn tại Việt Nam hiện nay có lưu trữ lại sữa mẹ trong ngân hàng sữa dành riêng cho các mẹ sau sinh bị thiếu sữa có thể đến đăng ký cho bé nhà mình sử dụng.

Không nên tùy tiện cho bé bú nhờ người khác bởi rất dễ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm qua sữa mẹ như: viêm gan B, HIV, lao,…
Sử dụng sữa công thức (sữa bột)
Nếu không thuận tiện cho con bú nhờ người khác, các mẹ có thể sử dụng sữa công thức là các loại sữa bột được khuyên dùng trên thị trường. Tuy nhiên, cách này lại không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên và chỉ nên sử dụng khi cần thiết nhất vì các bé có thể bỏ bú sữa mẹ.

Cần biết, trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, sữa mẹ là một trong những nguồn dinh dưỡng cần thiết và phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của bé. Bé lớn lên không từ sữa mẹ sẽ yếu ớt và dễ mắc phải những căn bệnh lặt vặt.
Nguyên nhân khiến mẹ bị thiếu sữa sau sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến cho người mẹ thiếu sữa sau sinh như:
- Cho con bú không đúng cách: các mẹ sau sinh lần đầu thường không có quá nhiều kinh nghiệm và thường cho bé bú không đúng tư thế và không hướng dẫn cho bé cách ngậm bắt núm vú đúng cách.
- Ăn uống thiếu chất: mẹ ăn uống thiếu chất hoặc kiêng cữ quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu sữa cho con bú sau khi sinh.
- Mẹ sinh mổ: việc sinh mổ sẽ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hơn bình thường nên có thể gây ảnh hưởng đến cơ địa của người mẹ, cản trở quá trình sản sinh ra sữa mẹ.
- Mẹ đã từng phẫu thuật vùng ngực: các mẹ đã từng trải qua giai đoạn phẫu thuật nâng ngực, thu nhỏ ngực cũng có thể khiến cho quá trình sản xuất sữa bị cản trở.
- Mẹ bị các bệnh lý liên quan đến tuyến vú cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiết sữa.

Ngoài nguyên nhân chính ở mẹ ra, các bé cũng phần nào gián tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra sữa, cụ thể:
- Tư thế bú và cách ngậm bắt núm vú không đúng cách
- Bú ít và ngậm ti lâu làm cữ bú giảm đi
- Bé quen với sữa công thức và không thích bú sữa mẹ nữa.
Làm gì khi mẹ thiếu sữa sau sinh?
Khi mẹ bị thiếu sữa, ít sữa sau sinh, người mẹ cần:
- Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng/ngày
- Tăng khẩu phần ăn so với bình thường
- Khẩu phần ăn cần có: chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu,…), chất đường bột (gạo, mì, khoai), Vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả).
- Giữ cho tâm trạng thoải mái, giảm stress
- Cho bé bú càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ sẽ sản sinh theo nhu cầu, khi bé bú nhiều thì hormone prolactin sẽ kích thích tạo sữa càng nhiều và ngược lại.
- Uống nước đầy đủ, khuyến cáo các mẹ nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Sử dụng sữa sau sinh, lựa chọn các loại sữa sau sinh có thành phần giúp lợi sữa.
Về phía các bé:
- Nếu thấy bé ngủ li bì hơn 4 tiếng thì nên đánh thức bé dậy để bú mẹ.
- Hướng dẫn cho bé cách ngậm bắt núm vú đúng cách
- Hạn chế sử dụng sữa công thức, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu sau khi sinh, các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp cho bé dễ dàng hấp thu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất trong tất cả các loại sữa, chính vì thế, các mẹ cố gắng cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên càng nhiều càng tốt.