Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho thấy việc lập kế hoạch, lên danh sách và số lượng các món đồ cần mua không những giúp mẹ chủ động trong việc chăm sóc con mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình. Vậy làm thế nào để mua sắm tiết kiệm mà vẫn đảm bảo đầy đủ mọi thứ cho bé yêu? Trong bài viết này, Matilia sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn tối ưu hóa việc chuẩn bị đồ sơ sinh.
Mẹ nên bắt đầu mua đồ sơ sinh từ tháng mấy?
Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho thấy mẹ nên bắt đầu mua đồ cho bé vào khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ. Đây là thời điểm lý tưởng bởi mẹ bầu đã qua giai đoạn nghén nặng và sức khỏe tương đối ổn định hơn. Mẹ cũng không nên tin vào những quan niệm và kiêng kỵ vô căn cứ như kiêng mua đồ vào tháng 7 vì nhiều người cho rằng số 7 là con số kém may mắn. Quan trọng là mẹ có thể mua đồ sơ sinh bất kỳ khi nào mẹ sẵn sàng và có đủ điều kiện để làm điều đó.
Nhiều người cũng cho rằng, mua đồ sơ sinh sớm sẽ là điều hung, kém may mắn. Lý giải quan niệm trên, ngày xưa điều kiện y tế chưa tốt, tỷ lệ sảy thai cao. Do đó, việc chuẩn bị đồ sơ sinh sớm lỡ như có chuyện xảy ra thì đồ không dùng được nữa, gây lãng phí chứ không có chuyện mua đồ sớm là khiến con đòi ra sớm. Việc mua đồ dùng sớm sẽ giúp mẹ có đủ thời gian để tìm hiểu, so sánh giá cả và chọn lựa những sản phẩm tốt nhất cho bé.

Mẹ có thể chuẩn bị đồ sơ sinh từ tháng 4 – 5 hoặc tháng thứ 7 đều được. Dưới đây là những lý do tại sao thời điểm này được coi là phù hợp:
Hạn chế áp lực về thời gian
- Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho biết nếu mẹ để sát ngày sinh mới mua sắm, sẽ dễ rơi vào trạng thái vội vàng, không đủ thời gian lựa chọn kỹ càng.
- Việc chuẩn bị sớm giúp mẹ thoải mái sắp xếp mọi thứ và tránh bỏ sót những món đồ cần thiết.
Dự phòng cho trường hợp sinh sớm
- Không phải lúc nào bé cũng chào đời đúng ngày dự sinh. Nếu bé sinh sớm mà mẹ chưa chuẩn bị kịp, gia đình có thể bị động.
- Khi có sẵn đồ sơ sinh, mẹ sẽ yên tâm hơn, nhất là khi bé cần sử dụng ngay những vật dụng như quần áo, tã, chăn, khăn.
Sức khỏe mẹ bầu tháng cuối thường không ổn định
- Vào tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, việc di chuyển, đi lại để mua sắm sẽ rất khó khăn.
- Nếu mua sắm sớm, mẹ sẽ tránh được những bất tiện này và có thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày vượt cạn.
Tận dụng các chương trình khuyến mãi
- Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho thấy rằng việc chuẩn bị trước giúp mẹ có thời gian theo dõi và săn được các chương trình giảm giá từ cửa hàng hoặc sàn thương mại điện tử.
- Đây cũng là cách giúp mẹ tiết kiệm đáng kể chi phí khi mua đồ sơ sinh.
Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh tiết kiệm mà vẫn đầy đủ
Lên kế hoạch mua sắm đồ sơ sinh?
Việc lên kế hoạch mua sắm đồ cho bé trước khi sinh sẽ giúp mẹ bầu chủ động cả về thời gian cũng như tính toán các chi phí trước và sau khi sinh con.
- Giảm áp lực tài chính: Việc mua sắm đồ sơ sinh thường đòi hỏi một khoản chi không nhỏ. Lên kế hoạch trước giúp bạn tránh được việc mua sắm quá tay và giữ ngân sách trong tầm kiểm soát.
- Tránh mua đồ không cần thiết: Khi không có kế hoạch cụ thể, nhiều cha mẹ dễ rơi vào “bẫy” mua sắm, đặc biệt khi bị cuốn hút bởi những quảng cáo bắt mắt. Kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn chỉ mua những gì thực sự cần thiết.
- Tiết kiệm thời gian: Một danh sách chuẩn bị rõ ràng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi chọn mua, tránh được việc quay đi quay lại để bổ sung những món đồ bị quên.

Lập danh sách những món đồ cần mua
Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho biết rằng việc lên danh sách những món đồ cần mua là điều cần thiết, không những giúp các mẹ tiết kiệm thời gian lựa chọn đồ cho bé như quần áo, tả, sữa,… mà còn hạn chế tình trạng mua trùng với những món được người thân, bạn bè tặng từ trước dẫn đến việc lãng phí, tốn kém.
Mẹ nên lưu lại danh sách những món cần mua và đánh dấu lại để biết món nào đã mua rồi và món nào chưa mua. Danh sách đồ dùng cần mua càng chi tiết về phân loại và số lượng thì càng tốt mẹ nhé!
Có ngân sách cụ thể cho việc mua sắm vật dụng cho bé
Với tâm lý yêu con, lo sợ con thiếu thốn, mẹ sẽ dễ gặp tình trạng thấy gì cũng muốn mua cho con, vung tay quá trớn khi sắm đồ cho con. Mẹ bầu hãy đặt giới hạn chi tiêu từ đầu để phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Ngoài ra, đồ sơ sinh là đồ dùng có vòng đời sử dụng khá ngắn, nhất là quần áo. Do đó, mẹ nên tiết chế khi mua sắm, không nên mua quá nhiều tránh lãng phí.
Lựa chọn đồ dùng có tính ứng dụng lâu
Ở giai đoạn 6 tháng đầu đời, bé phát triển rất nhanh. Vì vậy, các mẹ nên chọn mua size quần áo nhỉnh hơn 1 – 2 size chứ đừng chỉ mua 1 size sơ sinh duy nhất. Ngoài ra, các mẹ nên lưu ý chọn lựa đồ dùng như nôi, xe đẩy, chậu tắm,… có kích thước lớn hơn bé một chút để có thể sử dụng lâu dài.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh là trong lúc mua đồ cho bé, mẹ không nên mua quá nhiều vì đôi khi các bé chưa kịp mặc đã chật, vừa tốn kém lại không hữu ích.
Mẹo mua sắm đồ sơ sinh tiết kiệm
Tận dụng đồ cũ từ người thân hoặc bạn bè: Đồ sơ sinh thường ít bị hỏng vì bé dùng trong thời gian ngắn. Hỏi mượn hoặc xin đồ từ người thân là cách tiết kiệm chi phí hiệu quả.
- Mua sắm theo mùa: Nếu bé sinh vào mùa hè, ưu tiên quần áo mỏng, thoáng mát. Ngược lại, mùa đông cần thêm chăn ấm và đồ giữ nhiệt.
- So sánh giá cả: Đừng ngại tìm kiếm thông tin trên các sàn thương mại điện tử và cửa hàng offline để chọn được sản phẩm với mức giá hợp lý nhất.
- Tận dụng chương trình khuyến mãi: Các ngày lễ lớn như 11/11, 12/12 hoặc các chương trình giảm giá cuối năm là cơ hội tốt để mua đồ sơ sinh với giá hời.
Danh sách gợi ý những món đồ dùng sơ sinh cho mẹ và bé
Đồ dùng cho mẹ:
- Đồ bộ cho mẹ sau sinh: Mẹ nên chuẩn bị khoảng 5 bộ quần áo để mặc sau sinh. Không nên lựa chọn các bộ quần áo không quá đắt tiền. Nên chọn quần áo có chất liệu nhẹ nhàng để giúp mẹ thoải mái trong quá trình chăm con và cho con bú.
- Áo ngực cho con bú: Khoảng 3 cái. Nên lựa chọn áo ngực có chất liệu thoải mái, co giãn tốt để mẹ cho bé ti dễ dàng hơn.
- Băng vệ sinh cho mẹ: Sau sinh mẹ sẽ ra sản dịch khoảng 1 tháng nên cần chuẩn bị đủ số lượng.
- Khăn quàng cổ: Giữ ấm cho mẹ trong những ngày mới sinh.
- Tất: Mẹ chọn tất cỡ dày hoặc vừa tùy theo điều kiện thời tiết.
Ngoài các đồ dùng trên, kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh là mẹ cũng nên chuẩn bị thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổi bổ cho bản thân sau sinh và trong quá trình bận rộn chăm sóc con nhỏ, điều này sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe để có thể chăm sóc con tốt hơn. Để giúp mẹ sau sinh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ thì sữa sau sinh Matilia chính là lựa chọn tốt nhất để giúp mẹ có một sức khỏe tốt hơn, cải thiện chất lượng sữa cho bé bú.
Hơn thế, sữa sau sinh Matilia được sản xuất bởi Laboratoire France Bébé Nutrition, một công ty dinh dưỡng hàng đầu tại Pháp chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em và bà mẹ mang thai. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn châu Âu, sản phẩm của Matilia luôn đảm bảo an toàn, chất lượng và mang đến sự yên tâm cho người tiêu dùng.
Sữa sau sinh Matilia còn được đóng trong chai nhỏ gọn, dễ dàng mang theo và sử dụng bất cứ lúc nào, không cần pha chế phức tạp, giúp mẹ tiết kiệm thời gian pha chế, dành nhiều thời gian cho bé yêu hơn nữa.

Đồ dùng cho bé:
- Bộ quần áo cho bé: Từ 5- 10 bộ, nên mua lớn hơn 1 size dựa trên cân nặng dự đoán của bé. Không nên mua quá rộng hay quá chật.
- Tả vải: 20 cái, chọn loại tã rộng để che được cả phần chân của bé.
- Tả giấy: Mẹ chỉ nên mua một số lượng tã giấy vừa phải vì cơ thể bé sẽ thay đổi nhanh chóng.
- Sữa công thức cho trẻ sơ sinh: Thường trường hợp mẹ sinh xong chưa có sữa, sữa chưa về kịp. Mẹ nên ưu tiên các loại sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh, giúp bé hấp thu và tiêu hóa dễ dàng.
- Bình sữa: 2- 3 bình để thay đổi trong quá trình cho bé bú.
- Máy hâm sữa: Dụng cụ này rất cần thiết khi bé ở giai đoạn sơ sinh. Bởi lượng sữa bé bú không nhiều nhưng lại thường xuyên. Vì vậy, máy hâm sữa sẽ giúp mẹ pha sữa cho bé nhanh chóng hơn.
- Máy tiệt trùng bình sữa: Thay vì phải đun sôi nước thường xuyên để luộc bình thì sử dụng máy tiệt trùng bình sữa sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian, cũng như tiệt trùng được nhiều bình một lúc.
- Rơ lưỡi: Dùng để vệ sinh lưỡi và nướu cho bé. Sản phẩm này chỉ nên dùng 1 lần, nên mẹ có thể mua cả hộp để sử dụng dần.
- Bông y tế: Đây cũng là vận dụng cần thiết trong quá trình vệ sinh rốn cho bé.
- Khăn sữa: Khăn sữa dùng cho cả mẹ và bé nên mua 10 cái.
- Chăn mền: Độ dày của chăn tùy vào thời tiết để lựa chọn phù hợp.
- Nôi: Có thể mua hoặc không mua.
- Khăn tắm: Nên chọn khăn mềm, có chất liệu tự nhiên không gây kích ứng da bé.
- Kem chống hăm: kem bôi giúp bảo vệ các vùng da ở bẹn, nách, cổ và mông khi tiếp xúc với bỉm.
- Một số vật dụng khác: khăn giấy, khăn ướt, miếng lót phân xu, miếng lót sơ sinh, dụng cụ hút mũi, tăm bông, sữa tắm, dầu,…

Những lưu ý khi mua đồ cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mới ra đời nên còn rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh khi lựa chọn mua sắm đồ dùng cho bé, mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Hãy chọn quần áo sơ sinh làm từ chất liệu mềm mại, không có nhiều màu sắc sặc sỡ vì thuốc nhuộm vải có thể gây kích cho làn da trẻ sơ sinh vốn nhạy cảm.
- Bé sơ sinh thường thay đồ thường xuyên, nên cần có đủ quần áo để thay thế khi cần thiết đặc biệt là mùa mưa, quần áo trở nên lâu khô hơn bình thường.
- Nên mua những loại tã cho bé thoáng khí, êm ái và không hầm bí cũng như có khả năng thấm hút tốt đến từ các thương hiệu uy tín.
Kết luận
Việc mua sắm đồ sơ sinh không nhất thiết phải tốn kém nếu bạn biết cách lên kế hoạch và có lựa chọn thông minh. Với những kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh đã chia sẻ trong bài viết trên, mẹ hãy tập trung vào những món đồ thực sự cần thiết, tìm kiếm ưu đãi và tận dụng các mẹo tiết kiệm để đảm bảo bé yêu được chăm sóc chu đáo mà gia đình vẫn giữ được ngân sách hợp lý.