Mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sức khỏe trong quá trình thai nhi phát triển. Ngoài ra, các dưỡng chất còn giúp thai nhi đủ cân khi đến ngày chào đời và giúp các bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ mà các mẹ cần ghi nhớ.
Các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ
Dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của thai kỳ (ba tháng đầu tiên)
Trong ba tháng đầu của quá trình mang thai, nhiều phụ nữ mang thai trải qua tình trạng ốm nghén, thường xuyên có cảm giác khó chịu, thậm chí nôn mửa mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Tuy nhiên, do đây là thời kỳ phần lớn các bộ phận quan trọng của bào thai được hình thành, nên dù không thể tiêu thụ nhiều thức ăn, phụ nữ mang thai vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất bằng cách tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, hoa quả…
Nếu trước khi có thai phụ nữ mang thai chưa bổ sung axit folic thì từ ngày đầu tiên biết mình có thai cần bổ sung ngay lập tức. Hàm lượng được khuyến nghị là 400 mcg/ngày. Ngoài ra, sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt chín tháng có thai nhằm tránh thiếu máu và loãng xương cho người mẹ sau này. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng loại vitamin tổng hợp, trong thành phần có chứa axit folic, sắt, canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bào thai trong thời kỳ này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài như vi sinh vật, virus, cồn, dược phẩm, chất gây hưng phấn, hóa chất… Vì vậy, phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng hoặc tiếp xúc với những yếu tố này và xây dựng cũng như duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Việc dùng thuốc chữa bệnh trong ba tháng đầu cần đặc biệt chú ý theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai. Trên thực tế, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như người mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm trong ba tháng đầu hoặc nhiễm virus Rubella khiến bào thai bị dị tật bẩm sinh… Để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, phụ nữ mang thai nên tiêm phòng trước khi có thai và trong quá trình mang thai đầy đủ, đồng thời hạn chế đến những nơi tập trung đông người.
Thêm vào đó việc thực hiện các kiểm tra cần thiết khi mang thai cũng giúp phụ nữ mang thai phát hiện nhanh chóng các loại bệnh thường gặp trong thai kỳ.
Dinh dưỡng trong giai đoạn giữa của thai kỳ (ba tháng giữa)
Đây là khoảng thời gian thoải mái nhất trong hành trình chín tháng mười ngày mang thai, đa số phụ nữ mang thai không còn bị cảm giác ốm nghén làm phiền nên việc ăn uống cảm thấy ngon miệng hơn. Về phía bào thai, lúc này hệ xương tăng trưởng mạnh, não bộ và các bộ phận cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó ngoài axit folic, sắt, canxi, phụ nữ mang thai cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, hàm lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến bào thai nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật…

Phụ nữ mang thai không nên có suy nghĩ phải ăn gấp đôi, gấp ba bình thường để “con to” bởi lúc này bào thai vẫn chưa bước sang thời kỳ “tăng trưởng đột phá” về cân nặng (đến 26 tuần tuổi, bào thai chỉ mới nặng khoảng 900g). Theo khuyến nghị, trong ba tháng giữa của thai kỳ, phụ nữ mang thai chỉ cần tăng lượng thức ăn lên tương đương khoảng 300 – 400 kcal/ngày (bằng hai bát cơm trắng hoặc hai cốc sữa).
Nếu ăn uống quá nhiều, người mẹ tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau khi sinh mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sản giật trong quá trình mang thai.
Dinh dưỡng trong giai đoạn cuối của thai kỳ (ba tháng cuối)
Giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ đánh dấu sự phát triển vượt trội về cân nặng của bào thai. Để bào thai tăng cân tốt, phụ nữ mang thai cần chú ý đến việc tăng lượng thức ăn khoảng 400 kcal/ngày.
Lúc này, phụ nữ mang thai cần bổ sung vitamin C cho cơ thể, nhằm hấp thụ sắt và canxi tốt hơn đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non (do thiếu vitamin C).

Vào ba tháng cuối, do sự thay đổi hormone và bào thai lớn gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang khiến phụ nữ mang thai thường bị táo bón, đầy bụng. Để tránh tình trạng này, chế độ ăn cho phụ nữ mang thai nên bổ sung nhiều chất xơ và tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa.
Như vậy, trong hành trình chín tháng mang thai, có những thời kỳ phụ nữ mang thai không cần tăng lượng thức ăn so với bình thường mà nên chú trọng đến nhóm chất bổ sung. Ngoài ra, với những phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ trong thai kỳ, phụ nữ mang thai ăn chay…, chế độ dinh dưỡng thai kỳ còn cần “thiết kế” kỹ lưỡng, chi tiết theo từng tuần để vừa đảm bảo sức khỏe cho người mẹ, vừa giúp bào thai phát triển tốt nhất.
Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất
Để bào thai tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai một cách khoa học và lành mạnh vô cùng quan trọng, trong đó việc bổ sung khoáng chất và vitamin cho phụ nữ mang thai là điều cần thiết để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thời gian có thai và bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Axit Folic
Chuẩn bị trước khi có thai hoặc ngay khi vừa biết có thai, phụ nữ mang thai cần bổ sung axit folic giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Việc bổ sung viên uống axit folic có thể kéo dài đến hết ba tháng đầu của quá trình mang thai. Bên cạnh đó, thực đơn hằng ngày cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều axit folic như súp lơ xanh, rau bina, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ…

Canxi
Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của phụ nữ mang thai và bào thai hoạt động bình thường. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, súp lơ xanh, cải xoăn, nước ép hoa quả, ngũ cốc…
Vitamin D
Phụ nữ mang thai nên bổ sung các thực phẩm như cá hồi, sữa, nước cam… để tăng cường vitamin D cho chính bản thân và hỗ trợ cho sự phát triển xương của bào thai. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu người mẹ thiếu vitamin D sẽ rất dễ dẫn đến tiền sản giật.

Protein
Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là não bộ; đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Nó thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho bào thai. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể lựa chọn các loại hạt, đậu, sản phẩm từ đậu nành để bổ sung protein trong suốt thời gian có thai, bảo đảm cho sự phát triển khỏe mạnh của con.
Sắt
Trong thời kỳ mang thai, lượng máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng bào thai. Vì vậy, bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai là một việc làm vô cùng cần thiết. Theo đó, phụ nữ mang thai cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ, cung cấp đủ máu cho bào thai và bù lại lượng máu mất lúc sinh.

Ở Việt Nam, theo tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 36,5%, cao nhất ở vùng núi phía Bắc và ven biển Nam Trung Bộ lên tới 56%, 71,8% thiếu máu ở phụ nữ có thai là do nguyên nhân thiếu sắt. Phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng, rau muống, củ dền… và uống thêm nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường hấp thu chất sắt.
Sữa bầu Matilia người bạn đồng hành của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ
Sữa bầu Matilia tự hào là thương hiệu sữa bầu được nhiều mẹ Việt tin dùng. Với hàm lượng dinh dưỡng cao và thiết yếu như: Protein, Sắt, Axit Folic, các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Sữa bầu Matilia được chính các mẹ bầu đã từng sử dụng qua kiểm chứng với hàng loạt công dụng vượt trội như: giảm thiểu tình trạng ốm nghén, thai nhi tăng cân nhanh chóng, không làm mẹ tăng cân và có hương vị dễ uống.
#Tham khảo: Giá bán và địa chỉ mua sữa bầu Matilia chính hãng
Hy vọng bài viết bên trên sẽ mang đến thông tin hữu ích cho mẹ bầu. Chúc mẹ có một hành trình mang thai thuận lợi.