Ốm nghén thường đi kèm với tình trạng buồn nôn mỗi khi ăn uống, không ăn được có thể khiến cho các mẹ mệt mỏi và thiếu dưỡng chất. Nếu đang gặp phải tình trạng ốm nghén không ăn được, các mẹ có thể tham khảo một số loại sữa bầu dưới đây để có thể bổ sung dưỡng chất vượt qua giai đoạn này nhé.
Vì sao mẹ bầu thường bị ốm nghén?
Ốm nghén trong thời kỳ mang thai được nhận biết qua các biểu hiện đặc trưng như: cảm giác muốn nôn, nôn mửa, mất nước, giảm cân, cảm giác uể oải, mất cảm giác ngon miệng,… Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, nhưng cũng có thể xảy ra bất ngờ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Thông thường, khoảng thời gian trước tuần thai thứ 9 là giai đoạn dễ xuất hiện tình trạng ốm nghén. Phần lớn phụ nữ mang thai sẽ hết nghén trước khi bước sang tuần thứ 12 – 14. Tuy nhiên, một số thai phụ có thể trải qua tình trạng nghén kéo dài đến vài tháng, hoặc thậm chí là trong suốt thai kỳ.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén
Thực tế, không có một nguyên nhân rõ ràng nào giải thích cho hiện tượng này, nhưng có một số khả năng như sau:
- Khi mang thai, hệ thần kinh của người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị và các loại thực phẩm nhất định, dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
- Thói quen ăn uống không đều đặn, lượng đường trong máu thấp.
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ hormone tăng cao, đặc biệt là hormone progesterone, làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn từ dạ dày bị đẩy lên, gây cảm giác buồn nôn. Hormone này cũng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, gây ra chứng khó tiêu ở phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ mang thai lần đầu thường dễ bị ảnh hưởng bởi ốm nghén hơn so với những người đã từng mang thai.
- Phụ nữ làm các công việc nặng nhọc, chịu nhiều áp lực, ví dụ như trong lĩnh vực truyền thông, tổ chức sự kiện,…
- Đối với trường hợp phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng, có thể dẫn đến giảm trên 5% cân nặng và gây ra các biến chứng do mất nước. Trong trường hợp này, cần được điều trị để bù nước và điện giải, giảm chứng nôn mửa, và thậm chí cần nhập viện để theo dõi.

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ nghén nặng ở phụ nữ mang thai:
- Mang đa thai (song thai, đa thai,…).
- Đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước.
- Thường xuyên bị chóng mặt khi thay đổi tư thế, say xe, say sóng.
- Trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái cũng từng bị nghén nặng khi mang thai.
Ngoài ra, bên cạnh nguyên nhân mang thai, phụ nữ mang thai cũng có thể bị buồn nôn do các nguyên nhân khác như: bệnh túi mật, bệnh tuyến giáp, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày – tá tràng,… với các biểu hiện khác so với nghén do mang thai:
- Buồn nôn và nôn sau tuần thứ 9.
- Buồn nôn và nôn kết hợp với các dấu hiệu: sốt, đau đầu, đau bụng, bướu cổ.
Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không khi mẹ nghén nặng?
Phụ nữ mang thai bị ốm nghén thường lo lắng rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi do các biểu hiện khi nghén dễ khiến thai phụ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, thậm chí là sụt cân.
Tuy nhiên, không cần quá lo lắng nếu bị nghén bình thường. Thai nhi sẽ tự biết cách hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Phần lớn thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ốm nghén, thậm chí đây còn là tín hiệu tốt cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường do nhau thai đang tăng cường tiết các hormone như estrogen, Beta hCG vào máu mẹ, gây ra tình trạng nghén.

Chỉ khi phụ nữ mang thai nghén quá nặng, bị kiệt sức vì ốm nghén, không thể ăn uống và mất nước nhiều thì thai nhi mới bị ảnh hưởng nếu không được can thiệp kịp thời.
Thực tế cũng cho thấy những phụ nữ mang thai trải qua ốm nghén sẽ có tỷ lệ sảy thai thấp hơn so với những người không nghén. Nhưng nếu nghén nặng dẫn đến rối loạn nước điện giải, sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Những phụ nữ mang thai đang nghén, nghén nặng mà đột nhiên hết nghén cũng nên đi kiểm tra lại tình trạng thai nhi.
Ngoài ra, ốm nghén còn có tác dụng bảo vệ thai nhi khi còn non nớt nhờ sự tăng cao của các hormone trong giai đoạn đầu mang thai. Khi bị nghén, phụ nữ mang thai sẽ hạn chế tiêu thụ nhiều loại thực phẩm, nhạy cảm hơn với mùi vị, giúp tránh các rủi ro lây bệnh cho thai nhi qua đường thực phẩm.
Mẹ bầu ốm nghén không ăn được phải làm sao?
Việc ốm nghén thường sẽ bắt đầu thuyên giảm trong 03 tháng đầu, khi vượt qua khoảng thời gian đầu thai kỳ này các mẹ có thể ăn uống bình thường lại.
Khi ăn uống, các mẹ nên lựa chọn các món ăn mà mình yêu thích, đừng quá gượng ép bản thân ăn những món bắt buộc vì lúc này thai nhi sẽ không hấp thụ được mà quan trọng vẫn là sức khỏe của mẹ.
Nên ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, salad, bánh mỳ, trái cây tươi, súp, mỳ ý, khoai tây và hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn có chứa các chất kích thích như caffeine, dầu mỡ…

Buổi sáng, các mẹ có thể ăn tạm các loại bánh quy, bánh làm từ bột và sử dụng nước lọc để giảm thiểu tình trạng buồn nôn.
Khi đến buổi ăn, các mẹ nên ăn ít lại và chia nhỏ bữa ăn ra để hạn chế tình trạng nôn ói. Khi bị nghén và nôn ói, các mẹ cũng cần cố gắng bổ sung một ít gì đó vào bụng và không nên để bụng đói quá lâu nhé.
Sử dụng thuốc sắt có thể kích thích dạ dày khiến các mẹ bị nôn ói, nếu được có thể cân nhắc sử dụng ít lại.
Quan trọng nhất, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này và không nên tự mua thuốc uống để tránh tình huống không may xảy ra
Ốm nghén nên uống sữa gì để bổ sung dưỡng chất?
Khi bị ốm nghén không ăn được, các mẹ có thể thử sử dụng các loại sữa để bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Sữa là một nguồn dinh dưỡng “cứu tinh” cho mẹ bầu bị ốm nghén nặng, nhưng không phải loại sữa nào cũng phù hợp với mẹ bầu đang ốm nghén.

Có hai loại sữa mà các mẹ bầu nên cân nhắc sữa dụng là sữa bầu chuyên dụng và sữa hạt.
Sữa bầu chuyên dụng là lựa chọn hàng đầu, bởi chúng được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thai kỳ. Các loại sữa này thường giàu axit folic, sắt, canxi, DHA và các vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy khó uống sữa bầu do hương vị hoặc cảm giác buồn nôn, có thể thử các loại sữa bầu có hương vị nhẹ nhàng hơn hoặc chia nhỏ lượng sữa uống trong ngày.
Sữa hạt cũng là một lựa chọn thay thế tuyệt vời, đặc biệt là đối với những mẹ bầu bị dị ứng lactose hoặc khó tiêu. Sữa hạnh nhân, sữa óc chó, sữa đậu nành là những loại sữa hạt giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chọn các loại sữa hạt không đường hoặc ít đường để tránh tăng cân quá mức và nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn loại sữa phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Sữa bầu Matilia hỗ trợ mẹ bầu ốm nghén được tin dùng hiện nay
Sữa bầu Matilia là một lựa chọn dinh dưỡng được ưa chuộng bởi nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén. Sản phẩm này nổi bật với khả năng giảm ốm nghén hiệu quả nhờ hương vị thơm ngon, dễ uống, cùng các thành phần dinh dưỡng giúp giảm cảm giác buồn nôn. Không chỉ vậy, Matilia còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi như axit folic, canxi, sắt, vitamin D và omega-3. Sự tiện lợi của dạng nước đóng chai cũng là một điểm cộng lớn của sữa bầu Matilia giúp mẹ bầu dễ dàng bổ sung dinh dưỡng mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, sữa Matilia còn hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu bằng cách giảm nguy cơ thiếu máu, loãng xương, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý uống đúng liều lượng, kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Để đảm bảo chất lượng, nên mua sản phẩm tại các địa điểm uy tín.
Các mẹ có thể tìm mua sữa bầu Matilia chính hãng tại các cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc như: Bibomart, KidsPlaza, Ếch Cốm, Khang Baby, BabyMark, Tutimart,…
#Tham khảo: Giá bán và địa chỉ mua sữa bầu Matilia chính hãng
Ngoài ra, các mẹ có thể tìm mua sữa bầu Matilia trên các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada nếu không có thời gian đi đến cửa hàng.